Kế toán là gì? Thông tin hữu ích cho người mới

Nếu bạn là một người yêu thích kinh tế, tài chính hay là một sinh viên muốn tìm hiểu về kế toán thì bài viết này sẽ giúp bạn biết được những kiến thức cơ bản nhất về kế toán.

Kế toán là gì?

Để trả lời câu hỏi kế toán là gì? Theo như Luật kế toán số 88/2015/QH13 thì kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Nói một cách dễ hiểu thì kế toán là công việc ghi chép từ những chứng từ thu thập được dựa trên đó để có thể dễ dàng xử lý, kiểm tra, phân tích tình hình hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,…

Kế toán là một ngành nghề liên quan đến việc quản lý, ghi chép, kết toán và báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Kế toán viên sẽ phải ghi chép, kiểm tra và giải quyết các giao dịch tài chính, bao gồm thu nhập, chi phí và các khoản chi phí khác. Họ cũng sẽ phải tạo ra các báo cáo tài chính để giúp cho doanh nghiệp hoặc tổ chức định hướng và quản lý tài chính một cách hiệu quả.

Kế toán làm việc trong cơ quan Nhà nước như cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc thì được gọi là kế toán công.

kế toán là gì

Đối tượng nhận thông tin kế toán

Mỗi một đối tượng đều muốn biết thông tin kế toán với mục đích khác nhau từ đó có thể đưa ra ý kiến, quyết định dựa trên những thông tin đó.

Người sử dùng nội bộ

Chủ doanh nghiệp, giám đốc, nhà quản lý,…

Đây là những người trực tiếp quản lý, điều hành, chỉ đạo đưa ra những chiến lược, xây dựng doanh nghiệp. Để có thế nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp rõ ràng các nhà quản lý phải thấu hiểu, nắm bắt rõ ràng kịp thời các dữ liệu, báo cáo tài chính của doanh nghiếp để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.

Chẳng hạn đối với một doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng hóa, một nhà quản lý là phải luôn nắm bắt được những báo cáo liên quan đến hàng tồn kho, hàng ký gửi,… để có thể kịp thời đặt hàng, giao hàng đáp ứng đủ cho các nhà phân phối hay giảm những mặt hàng đang ứ đọng và tìm ra nguyên do để có cách giải quyết nhanh chóng nhất.

Người sử dụng bên ngoài

Nhà đầu tư, chủ nợ (Ngân hàng, nhà cung cấp,….), cơ quan thuế, các cơ quan quản lý nhà nước,…

Nhà đầu tư: Để có thể đầu tư đúng vào một tổ chức, doanh nghiệp thì việc quan tâm đến thông tin tài chính, báo cáo tài chính cuối năm là điều cần thiết đối với các nhà đầu tư. Muốn biết một doanh nghiệp đang có phát triển hay có tiềm năng trong tương lai hay không, không thể chỉ nhìn mặt bên ngoài mà còn là cốt lõi bến trong của doanh nghiệp để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lợi ích tốt nhất cho nhà đầu tư.

Ngân hàng, nhà cung cấp: Thông qua thông tin tài chính để có thể đánh giá được tính minh bạch, chính xác của doanh nghiệp từ đó quyết định cho vay hay không

Các loại kế toán là gì 

Sinh viên mới ra trường hay người mới bắt đầu làm thường bắt đầu với một mảng kế toán nhất định để có thể học hỏi dần dần. Dưới đây là những đặc điểm đặc trưng của từng loại kế toán:

Kế toán thanh toán

  • Thực hiện của nhiệm vụ liên quan đến Thu – Chi tiền mặt, giao dịch với Ngân hàng;
  • Thực hiện báo cáo vấn đề liên quan đến chi phí theo yêu cầu của Kế toán trưởng hoặc Giám đốc.
  • Quản lý và lưu trữ các phiếu chi, phiếu thu, sao kê,…

Kế toán công nợ

  • Theo dõi, quản lý công nợ phải thu, phải trả với các Khách hàng và Nhà cung cấp;
  • Đối chiếu công nợ nhà cung cấp (NCC) theo tháng, quý
  • Theo dõi xác nhận từ NCC, cấn trừ công nợ sau khi xuất xuất Hóa đơn, gửi biên bản cấn trừ công nợ cho NCC ký xác nhận.

Kế toán kho

  • Lập và kiểm soát tính hợp lệ phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu vận chuyển nội bổ,….
  • Theo dõi số lượng xuất, nhập tồn theo ngày, tháng, quý, năm của từng kho
  • Kiểm tra theo dõi số lượng thực tế và số lượng trên phần mềm để điều chỉnh cho cân đối
  • Tham gia kiểm kê định kỳ với bộ phận phụ trách bên kho hàng

Kế toán thuế

  • Phân tích doanh thu, chi phí Thuế
  • Lập và nộp báo cáo thuế GTGT( VAT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),….
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến Cơ quan Thuế
  • Lưu trữ chứng từ kế toán: hóa đơn, bảng lương, hồ sơ khai thuế,….

Kế toán tổng hợp

Bao quát hầu hết các công việc, nhiệm vụ, phải nắm rõ các nghiệp vụ, hoạt động của kế toán

  • Rà soát, kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp và chi tiết.
  • Kiểm tra định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên phần mềm;
  • Lập và nộp các báo cáo liên quan đến: Thuế môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNCN, TNDN, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, và các báo cáo khác theo quy định của Luật thuế,….
  • Kiểm tra chứng từ bán hàng và xuất hóa đơn bán hàng,…

Tố chất cần có của kế toán

Yêu thích” con số

Vì tính chất công việc kế toán là phải làm trực tiếp với những con số từng giờ, từng ngày liên tục vì thế một kế toán viên phải thật sự có niềm đam mê hay sở thích liên quan đến những con số, số liệu nếu không bạn sẽ thấy ngành nghề này khá khô khan và rắc rối.

Tỉ mỉ và cẩn thận

Liên tục phải cập nhật, thu thâp thông tin, chứng từ, số sách, luật kế toán, … nên kế toán phải luôn tập trung xem xét, kiểm tra tỉ mỉ để số liệu cuối cùng là chính xác đến hàng đơn vị. Tránh tình trạng sai sót dẫn đến báo cáo sai, không chính xác.

Trung thực

Tính trung thực trong kế toán vô cùng quan trọng, đây luôn là bài học mà thầy cô luôn nhắc nhỡ mỗi bạn khi vào nghề. Luôn đề cao tính trung thực, khách quan trong quá trình làm việc.

Thông thạo tin học văn phòng

Bên cạnh phần mềm kế toán của mỗi doanh nghiệp thì đặc biệt là Excel, đây sẽ là công cụ hỗ trợ kế toán trong qua trình xuyên suốt như lưu trữ thông tin, tính toán, báo cáo giúp hoàn thành công việc nhanh chóng. Hiện tại có khá nhiều khóa học tin học văn phòng hay các bài giảng trên mạng về Excel bạn nên tham khảo.

Chịu đựng áp lực công việc

Không phải tự nhiên kế toán được sắp xếp là một trong những công việc “khó chịu” nhất vì ngoài thời gian hàng ngày phải xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong ngày thì cuối tháng sẽ là thời gian các kế toán phải thường xuyên “tăng ca” để kịp báo cáo tháng, quý. Vì tính chất công việc nên kế toán cũng phải cho mình một tính thần “thép” để có thể chịu được áp lực trong quá trình làm việc liên tục.

Tuy nhiên mỗi ngành nghề đều có điểm thú vị riêng của nó, nếu bạn thật sự ưu thích thì sẽ thấy công việc nhất là nghề kế toán không hề nhàm chán hay khô khan. Để có thể tìm ra được ngành nghề có thể gắn bó lâu dài, các bạn nên đi sâu vào để tìm hiểu từ đó mới thật sự tìm ra kết quả chính xác cho bản thân. Như vậy bạn đã hiểu kế toán là gì và những tố chất để làm tốt công việc kế toán rồi.


Bài viết tham khảo ý kiến chuyên môn của Thạc sỹ Trần Quang Vũ, chuyên gia kế toán.

Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu

Xem thêm: Incoterms 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!