Giấy chứng nhận xuất xứ là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O: Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hoá xuất khẩu được sản xuất tại nước đó.
C/O phải được cấp theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Phân loại C/O
C/O thường được phân loại theo 2 cách sau đây:
- Đối với cấp C/O trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.
- Đối với C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này được gọi là nước lai xứ.
Đặc điểm của giấy chứng nhận xuất xứ C/O
Theo khoản 1 Điều 32 Luật quản lý ngoại thương 2017, khoản 2 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá bao gồm:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ của hàng hoá đó.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá do thương nhân phát hành là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hoá theo quy định của pháp luật
Tác dụng của việc cấp C/O
- Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hoá có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hoá của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, khi ta xác định xuất xứ hàng hoá khiến các hoạt động chống phá giá và áp dụng thuế trở nên khả thi
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dẽ dàng hơn.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hiện tại, Bộ công thương là cơ quan có quyền cấp C/O, và một số cơ quan được uỷ quyền để làm việc này. Các cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định cụ thể như sau:
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): cấp C/O form A,B,…
- Các phòng quản lý XNK của Bộ Công thương: Cấp C/O form D, E, AK,…
- Ban quản lý KCN được Bộ Công thương uỷ quyền: cấp C/O form D, E, AK,…
Hồ sơ đề nghị cấp C/O
- Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng trước đó đã nộp hồ sơ chi tiếp cấp C/O lần đầu thì hồ sơ bao gồm:
- Các đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và phải hợp lệ
- C/O đã được khai hoàn chỉnh
- Bản sao của tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp)
- Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương ứng (phải có dấu sao y bản chính của thương nhân)
- Bản báo cáo tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực
- Đối với thương nhân lần đầu đề nghị cấp C/O:
- Quá trình, quy trình sản xuất hàng hoá
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu phụ để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu
Hợp đồng mua bán hoặc hoá đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên vật liệu trong nước. - Chứng nhận/ xác nhận của người bán hoặc của chính quyền định phương nơi sản xuất ra nguyên vật liệu hàng hoá
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
- Chứng từ, tài liệu cần thiết khác
Các bạn quan tâm đến khóa học xuất nhập khẩu của Saigon Academy thì tìm hiểu ở đường link sau nhé! https://hocxuatnhapkhau247.com/khoa-hoc/hoc-xuat-nhap-khau/
Nguồn: Bộ Công Thương
Xem thêm: Biểu thuế xuất nhập khẩu