ICD là gì?
ICD là cảng cạn. Tức là “cảng” được xây dựng bên trong nội địa, thay vì ở các khu vực giáp với cửa biển, cửa sông lớn.
ICD là viết tắt của thuật ngữ Inland Container Depot. Dịch nghĩa là Cảng container nội địa.
Tại sao phải xây dựng ICD
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta quay lại với thuật ngữ cảng biển.
Cảng biển là nơi tiếp nhận các tàu container lên xuống hàng hóa. Nơi này thường được lựa chọn kỹ lưỡng với các tiêu chí cụ thể sau:
- Phải là cửa sông, cửa biển giáp với đất liền;
- Phải là nợi tập trung tại các trung tâm kinh tế;
- Phải có độ sâu nhất định để tàu container có thể cập bến;
- Phải có cơ sở hạ tầng thích hợp phục vụ việc xếp dỡ hàng hóa;
- Phải có quỹ đất phù hợp để thành lập cảng biển.
Như vậy, có nhiều điều kiện để thành lập cảng biển. Một trong các điều kiện quan trọng chính là quỹ đất để phục vụ hậu cần cảng biển.
Với tốc độ phát triển nhanh của hàng hóa xuất nhập khẩu, thì cơ sở hạ tầng của cảng biển sẽ không thể đáp ứng nhu cầu về dịch vụ hậu cần.
Chính vì lý do đó, cần phải mở rộng cảng biển. Việc mở rộng này không nhất thiết phải tiến hành tại cảng biển, mà có thể lựa chọn một nơi thích hợp, với các tiêu chí sau:
- Gần cảng biển hiện hữu;
- Có kết nối với các trục được giao thông chính;
- Tiết giảm thời gian và chi phí.
Những nơi đáp ứng được các tiêu chí này sẽ được lựa chọn làm ICD.
Như vậy, bạn đã có thể trả lời được ICD là gì, cảng cạn là gì rồi. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chức năng của ICD.
Chức năng của cảng cạn ICD là gì
Như đã trình bày, ICD là cảng “nối dài” của các cảng biển. Do vậy, chức năng của ICD cũng chính là chức năng của cảng biển. Cụ thể là:
ICD là nơi tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu
Với hàng xuất khẩu, doanh nghiệp có thể làm thủ tục hải quan tại ICD và thông quan chờ xuất khẩu. Hàng hóa sau khi đã thông quan sẽ được hãng tàu kéo ra cảng biển để xếp lên tàu.
Với hàng nhập khẩu, khi tàu container cập bến. Hàng hóa được dỡ xuống và chuyển thẳng đến ICD để doanh nghiệp làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa.
ICD là nơi dịch vụ hậu cần container
Các hãng tàu sẽ sử dụng ICD để làm nơi cấp phát container rỗng, vệ sinh, sửa chữa container. Doanh nghiệp cũng có thể thuê chỗ để container tại ICD.
ICD là trung tâm phân phối hàng hóa
ICD được xem là một HUB – trung tâm phân phối và tiếp nhận hàng hóa. Hàng xuất và hàng nhập đều đi qua ICD để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Cấu trúc của một ICD là gì
-
Bãi nguyên chứa container
Đây là chức năng chính của ICD. Chức năng này chính là phần mở rộng cảng biển để chứa container hàng xuất và hàng nhập.
Quy mô của ICD được tính dựa vào diện tích của bãi chứa container.
-
Cổng giao nhận các container
Cổng giao nhận container đóng vai trò là một HUB – trung tâm tiếp nhận và phân phối container.
Đối với hàng xuất khẩu, hàng sẽ được đưa vào ICD để làm thủ tục hải quan và sau đó chờ xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngược lại, với hàng nhập khẩu sẽ được đưa vào ICD sau khi dỡ từ tàu container xuống và lưu tại bãi ICD, chờ làm thủ tục thông quan vào nội địa.
-
Khu vực chuyên dụng vệ sinh container
Container được chọn để đóng hàng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cũng như phải được vệ sinh sạch sẽ. Với diện tích lớn (33m3 với container 20 feet và 67m3 với container 40 feet). Container cần có nơi để vệ sinh sạch sẽ sau quá trình sử dụng.
-
Khu vực kho ngoại quan
Kho ngoại quan là một nơi dùng để lưu trữ hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, chờ thời điểm thích hợp để làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.
Đối với hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan được gửi kho ngoại quan để chờ xuất ra nước ngoài.
-
Khu vực diểm thu gom hàng lẻ, hay còn gọi là kho hàng CFS
Đây là nơi đóng hàng lẻ, hàng rời, hàng xá. Nếu hàng hóa của doanh nghiệp xuất nhập khẩu có dung tích dưới 33m3 hoặc dưới 28 tấn thì cách tốt nhất là sử dụng dịch vụ của kho hàng CFS để ghép chung hàng với những chủ hàng khác.
Điều này sẽ giúp tiết giảm chi phí trong quá trình vận chuyển.
-
Khu vực dành cho thủ tục hành chính, thông quan hàng hoá
Đây chính là nơi bố trí chỗ làm việc cho đơn vị dịch vụ quản lý ICD và các cơ quan chuyên môn như Hải quan, Kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm tra chuyên ngành.
-
Nhà xưởng sửa chữa
Đây là nơi thực hiện dịch vụ hậu cần cảng biển như: bảo trì, sửa chữa container; xe đầu kéo; xe nâng…
-
Khu vực chuyên đóng gói hàng hoá
Đây là nơi được trang bị các thiết bị cần thiết phục vu cho việc đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu. Mỗi loại hàng hóa cần có phương thức đóng gói riêng.
-
Khu vực thông quan hàng hoá
Cũng tương tự như tại cảng biển, ICD sẽ có cơ quan hải quan quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
Theo quy định của luật hải quan, doanh nghiệp được phép mở tờ khai tại bất cứ chi cục hải quan nào thuận lợi nhất.
Chiến lược phát triển ICD trong thời gian tới của Việt Nam
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập phát triển. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam rất cao, khoảng 15%/năm.
Tổng kim ngạch XNK năm 2022 là hơn 700 tỷ USD, gấp 2,5 lần GDP Việt Nam.
Do vậy, nhu cầu về dịch vụ hậu cần container rất lớn trong thời gian tới.
Hiện nay, việc xây dựng và phát triển các ICD được nới lỏng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp tư nhân được tham gia vào quá trình xây dựng, vận hành và thành lập ICD để phục vụ nhu cầu hàng hóa.
Ở khu vực miền Nam, hiện nay có các cảng ICD lớn như sau:
|
|
Bạn vừa xem bài viết ICD là gì. Bài viết này đã được tham vấn chuyên môn của Th.S Trần Quang Vũ, CEO Saigon Academy, người có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hải quan và xuất nhập khẩu.
Để tiếp cận kiến thức một cách có hệ thống, bạn hãy tìm hiểu sách xuất nhập khẩu
Xem thêm: Tờ khai hải quan
Liên hệ đăng ký mua sách xuất nhập khẩu
Trung tâm Saigon Academy
Lầu 2, phòng số 42, Cơ quan Đại diện Bộ Tài chính tại TPHCM. Số 138 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, TPHCM
Điện thoại bàn: 028.839326653
Di động, zalo: 0913.106015
Email: tranquangvu80@gmail.com
Giờ làm việc: 8h30 – 16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 6.