1. Tên gọi của luật thuế
Tên Luật thuế thường được xác định trên cơ sở tên gọi loại thuế.
Thông thường, tên gọi của một Luật thuế được xác định theo:
- Đối tượng tính thuế hoặc
- Nội dung và tính chất của các hoạt động làm phát sinh điều kiện pháp lý để áp dụng.
2. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế là các pháp nhân và thể nhân. Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước khi có các điều kiện được dữ liệu trong Luật thuế.
Lưu ý: Cần phân biệt rõ người nộp thuế và người chịu thuế.
Người nộp thuế là người mang tiền nộp vào NSNN, còn người chịu thuế là người có thu nhập bị điều tiết bởi luật thuế.
3. Căn cứ tính thuế
Các căn cứ tính thuế bao gồm các yếu tố cơ bản là đối tượng tính thuế và thuế suất
3.1. Đối tượng tính thuế
Đối tượng tính thuế là căn cứ quan trọng nhất để tính thuế
- Phản ánh nội dung kinh tế – xã hội, nguồn gốc của bộ phận của cải được tập trung vào quỹ NSNN,
- Thể hiện tính chất độc lập của một loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế.
Các Luật thuế quy định đối tượng tính thuế của mỗi loại thuế có tính độc lập.
Đối tượng tính thuế là những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp vào NSNN. Đây chính là cơ sở tính thuế được thể hiện dưới dạng tiền tệ.
Hiện nay, đối tượng tính thuế có ba loại cơ bản như sau:
- Giá trị tài sản
- Giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi hoạt động sxkd, đây cũng chính là phần GTGT
- Thu nhập của DN hay cá nhân
3.2. Thuế suất
Thuế suất là mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng tính thuế. Tùy theo từng Luật thuế mà người ta áp dụng các mức thuế suất khác nhau
Biểu thuế là bảng tập hợp các thuế suất hoặc các mức thuế nhất định trong một Luật thuế.
Biểu thuế được áp dụng để thu thuế đối với từng quan hệ cụ thể. Biểu thuế gồm các hình thức sau:
- Biểu thuế thông thường, thuế suất áp dụng ổn định và thống nhất cho toàn bộ đối tượng tính thuế.
- Biểu thuế lũy tiến: thuế suất áp dụng càng cao theo quy mô của đối tượng tính thuế.
- Biểu thuế lũy tiến có hai hình thức: biểu thuế lũy tiến toàn phần và biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Biểu thuế lũy tiến toàn phần: thuế suất áp dụng thay đổi theo mức cao hơn đối với toàn bộ đối tượng tính thuế nếu đối tượng tính thuế thuộc bậc quy định. Hay nói cách khác thuế được tính chung trên toàn bộ đối tượng tính thuế theo thuế suất tương ứng.
- Biểu thuế lũy tiến từng phần: thuế suất được áp dụng thay đổi theo mức cao hơn đối với từng phần của đối tượng tính thuế nếu đối tượng tính thuế thuộc bậc quy định.
- Biểu thuế lũy thoái: thuế suất áp dụng giảm dần tương ứng với sự tăng lên của đối tượng tính thuế ở các bậc. Hiện nay pháp luật thuế Việt Nam cũng như phổ biến ở nhiều nước trên thế giới không quy định loại thuế lũy thoái. Việc áp dụng biểu thuế lũy thoái trong thu thuế mang tính cá biệt ở một số nước.
4. Phương pháp tính thuế
Căn cứ và căn cứ tính thuế, mỗi luật thuế sẽ có phương pháp tính thuế khác nhau cụ thể cho từng trường hợp.
5. Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế
Chế độ kê khai thuế thể hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành:
- Sổ sách kế toán,
- Hóa đơn chứng từ và
- Cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán,
- Chứng từ hóa đơn liên quan đến việc tính và thu thuế.
Chế độ thu, nộp thuế bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác thu nộp thuế và phương thức thu nộp thuế.
6. Chế độ miễn, giảm thuế
Miễn và giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong các Luật thuế. Chế độ giảm thuế, miễn thuế được áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân là đối tượng nộp thuế nhưng có các dấu hiệu và sự kiện được dữ liệu trong Luật thuế, thì được giảm một phần số thuế phải nộp hoặc được miễn nộp thuế theo thời hạn do từng Luật thuế quy định.
Chế độ giảm, miễn thuế thường được quy định thành một chương riêng trong Luật thuế nhằm thực hiện chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.
7. Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng
Đây chính là các biện pháp chế tài của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm Luật thuế cũng như khen thưởng đối với các trường hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế.
Các biện pháp chế tài gồm các biện pháp cưỡng chế hành chính và cưỡng chế tư pháp.
Mỗi Luật thuế sẽ quy định cụ thể cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong quá trình áp dụng Luật thuế.
Xem thêm: Khóa học ôn thi công chức thuế
Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu